Năng động phương Nam: Hành trình đỏ-kết nối dòng máu Việt

 

VTV9 - Mỗi năm Việt Nam cần khoảng 2 triệu đơn vị máu cho công tác điều trị và với nhiều chương trình vận động được thực hiện rộng khắp cả nước, thì lượng máu hiến tình nguyện hiện nay, cơ bản đáp ứng được nhu cầu này, một trong những chương trình đã ghi dấu ấn 12 năm qua là chương trình "Hành trình đỏ" được tổ chức vào tháng 6 và tháng 7 hằng năm.

Chưa tái thu phí tham quan Vịnh Nha Trang

Tỉnh khánh hòa chưa triển khai tái thu phí tham quan Vịnh Nha Trang vì phương án thu phí tham quan mới chưa được HĐND tỉnh thông qua.

Theo quy định pháp luật về bảo tồn một số phân khu chức năng, không được cho người dân và du khách vào tham quan. Đơn vị thực hiện đề án quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh Vịnh Nha Trang cần xác định ranh giới thu phí cụ thể và công khai thông tin, để du khách biết. Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa, cũng yêu cầu đơn vị xây dựng đề án, đưa ra mức thu phí phù hợp thay cho mức đề xuất là 30 nghìn đồng/lươt/người vì hiện nay, một số địa phương khác có danh lam thắng cảnh tương tự như Vịnh Nha Trang như là Cát Bà, Cù lao Chàm hay Vịnh Hạ Long có mức thu phí từ 70 nghìn đồng đến 250 nghìn đồng/lượt/người. Trước đó, việc thu phí tham quan tại Vịnh Nha Trang đã được thay đổi và thực hiện 6 lần theo Nghị quyết HĐND tỉnh Khánh Hòa

Ngày hội văn hoá dân tộc Chăm diễn ra lần thứ VI tại Ninh Thuận

Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27 đến 29 tháng 9 tại Ninh Thuận. Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ 6 sẽ có sự tham gia của 9 tỉnh thành phố có đông đồng  bào Chăm sinh sống là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Tây Ninh, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa, truyền thống dân tộc Chăm. Trình diễn và giới thiệu nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm, nghề làm gốm của dân tộc Chăm, liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc Chăm v.v…

Công nhận “Ga đường sắt Đà Lạt” là điểm du lịch

Là một điểm đến quen thuộc với du khách yêu Đà Lạt thì ga đường sắt Đà Lạt vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận là điểm du lịch. Ga đường sắt Đà Lạt được xây dựng từ 1932 đến 1938 đây là ga đầu mối trên tuyến đường sắt nối Tháp Chàm với Đà Lạt trước kia, là nhà ga xe lửa duy nhất Khu vực Tây Nguyên có kiến trúc đậm tính bản địa, mô phỏng ba đỉnh núi Langbiang và mái nhà rong Tây Nguyên, nhờ nét đặc sắc này  mà công trình được mệnh danh là nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương. Sẽ được công nhận là điểm du lịch,  giúp công trình gần 100 năm tuổi này được quản lý, khai thác hiệu quả hơn phục vụ hoạt động du lịch, theo quy định của luật du lịch hiện hành

 

 

Share:

Cùng chuyên mục