Chế biến nông sản ĐBSCL: Quy mô nhỏ nhưng không yếu

 

VTV9 - VTV.vn - Theo đánh giá, quy mô của ngành chế biến nông sản vùng ĐBSCL vẫn còn nhỏ, tuy nhiên các mô hình vẫn có những điểm sáng riêng có của mình.

Một chai nước ép trái cây trên thân chai có ghi “Chúng tôi lựa chọn những nguyên liệu tươi ngon từ những nông dân vùng ĐBSCL”. Giá bán chai nước này là 30.000 đồng, không phải là thấp so với các sản phẩm cùng chủng loại. Sản phẩm này có thể được tìm thấy ở cửa hàng tiện lợi, các khách sạn từ 5 sao, sân bay quốc tế và đặc biệt là chuỗi cửa hàng đồ uống toàn cầu Starbucks. Tại tỉnh Tiền Giang, từ cây sả người dân đã làm bột sả, sả sấy phục vụ ẩm thực, chiết xuất ra tinh dầu, sau đó xác của cây sả (phế phẩm sau khi chiết xuất tinh dầu) được dùng làm giá thể để trồng nấm, nấm trồng khoảng 30 ngày là có thể thu hoạch. Đây là một số ví dụ về việc chế biến sâu, tận dụng hết giá trị của nông sản.

Khi đánh giá về tiềm năng ngành xuất khẩu rau củ quả, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, năm 2018 chúng ta đã đạt đích 3,8 tỷ USD về xuất khẩu rau quả, trong khi đó lúa gạo với 4 triệu ha xuất khẩu cũng chỉ được 3 tỷ USD. Việt Nam hiện nay có khoảng 156 cơ sở chế biến hoa quả, chiếm 2% tổng số nhà máy chế biến nông sản, một con số còn rất hạn chế. Trong đó, tại ĐBSCL chỉ có khoảng 6 nhà máy. Đa số các nhà máy vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ trong 5 năm trở lại đây với các đơn hàng chủ yếu tập trung vào xuất khẩu nước ép, sấy khô, sấy dẻo, đông lạnh…

Quy mô trồng trọt ở ĐBSCL manh mún, nhỏ lẻ, thu gom chi phí không rẻ, mỗi thị trường lại đòi hỏi yêu cầu riêng về đóng gói, tiêu chuẩn. Những đòi hỏi này nếu đầu tư vào nông nghiệp sẽ cần rất nhiều kiên nhẫn. Xây dựng vùng nguyên liệu vững chắc, lấy nông dân làm gốc đang là hướng đi của nhiều doanh nghiệp bởi nếu nhà nông yên tâm gắn bó, sẽ không nỗi lo thiếu hụt nguyên liệu, khi các đơn đặt hàng đã và đang tăng dần.

Ngoài ra, có một gợi ý khác để các doanh nghiệp chế biến trái cây của vùng ĐBSCL có thể lưu ý trong thời gian tiếp theo và đây cũng là cách không ít doanh nghiệp ĐBSCL đã có đơn hàng xuất khẩu. Đó là tận dụng tối đa các cơ hội gặp gỡ trực tiếp, những cộc hội chợ xúc tiến thương mại để có thể giới thiệu sản phẩm của mình.

Trong năm qua, tại ĐBSCL đã có gần 1.000 cuộc gặp gỡ, giao thương trực tiếp, hội chợ xúc tiến thương mại. Nếu như trước đây chỉ đa phần là các hội chợ thương mại tại địa phương, nay các đơn vị đã có nhiều cơ hội hơn từ Ngày hội du lịch, Ngày hội Việt - Nhật, giao lưu xúc tiến thương mại giữa nhiều tỉnh thành, các vùng, gặp gỡ với những "đại gia" bán lẻ thế giới như: Aeon, Walmart, Central Group… Bộ Công Thương đã tích cực xúc tiến đưa các doanh nghiệp tham dự ngày hội mua sắm, tuần lễ giao lưu với các nước bạn. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin từ Sở Công Thương, trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh thành hay những hội, hiệp hội…

Chúng ta cùng tin tưởng và chúc cho doanh nghiệp chế biến vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục có nhiều thắng lợi trong tương lai gần nhất, và cho dù mô hình còn nhỏ nhưng vẫn có cách làm riêng để mỗi hương vị trái cây đồng bằng sẽ còn đi xa hơn nữa.


Khắc phục những hạn chế về chế biến sâu của ngành nông sản Việt Khắc phục những hạn chế về chế biến sâu của ngành nông sản Việt

VTV.vn - Nhiều dự báo cho thấy, khả năng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2019 sẽ không cao hơn năm 2018 khi những hạn chế về chế biến sâu vẫn chưa được khắc phục.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Share:

Cùng chuyên mục